Thoái hóa cột sống là căn bệnh phổ biến và khó chữa khỏi, nhiều người bệnh cảm thấy mệt mỏi khi phải sử dụng thuốc tây liên tục và trong một thời gian dài. Để điều trị căn bệnh này, nhiều người thường lựa chọn các bài thuốc dân gian bởi chúng thường đem đến sự an toàn, lành tính và không hề gây ra tác dụng phụ nào cho cơ thể. Vậy thực hư cách chữa này có hiệu quả hay không? Cách chữa thoái hóa cột sống bằng dân gian ra sao?

1. Chữa thoái hóa cột sống bằng cây dây đau xương

Dây đau xương có tính mát, vị đắng. Tác dụng nổi bật của loại cây này là trừ thấp, khu phong và hoạt lạc. Hoạt chất alcaloid trong dây đau xương giúp chống viêm và ngăn chặn các cơn đau nhức xương khớp rất hiệu quả.

Để dùng dây đau xương chữa thoái hóa cột sống theo kinh nghiệm dân gian, bạn có thể áp dụng theo một trong số các cách sau:

Cách 1: Chuẩn bị 1 ít rượu trắng và một lượng vừa phải dây đau xương. Đem dây đau xương đem đi rửa thật sạch và giã nát rồi trộn với rượu trắng. Bạn cũng có thể lấy dây đau xương cho vào chảo và sao vàng lên rồi đắp vào vùng cột sống trong thời gian khoảng 15 phút.

Cách 2: Chuẩn bị 30g nhục quế, 50g vỏ cây ô môi, dây đau xương và cốt toái bổ mỗi loại 100g. Đem tất cả nguyên liệu trên rửa sạch và cho vào lọ thủy tinh để ngâm với rượu nếp trắng. Chỉ cần ngâm hỗn hợp trong 20 ngày là bạn đã có thể dùng được.

2. Chữa thoái hóa cột sống bằng cây cỏ xước

Cỏ xước là một trong số các bài thuốc chữa thoái hóa cột sống từ dân gian giúp điều trị các thương tổn do bệnh lý xương khớp gây ra. Cụ thể như phong tê thấp, viêm khớp, thoái hóa… Mặc dù vậy, vị thuốc này không dành cho những người đang đến chu kỳ kinh nguyệt, gặp các vấn đề về dạ dày hoặc đường ruột, phụ nữ đang mang thai.

Cách chữa thoái hóa cột sống bằng thuốc Nam với cây cỏ xước, bạn có thể thực hiện như sau:

Lấy 50g dứa dại, 30g sâm đại hành, 100g cỏ xước, 1 lít rượu trắng. Đem tất cả hỗn hợp trên ngâm với rượu trong khoảng 30 ngày là đã có thể sử dụng được.

Kiên trì mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần sử dụng 15ml, bạn sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện rõ rệt.

3. Chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng

Chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng là bài thuốc phổ biến và được nhiều người bệnh lựa chọn, áp dụng. Phần lớn người bệnh đều nhận thấy được công dụng mà bài thuốc này mang lại.

Hiện có hàng trăm loại xương rồng khác nhau được trồng trên cả nước, tuy nhiên không phải cây xương rồng nào cũng có thể chữa thoái hóa cột sống. Theo truyền miệng và kinh nghiệm dân gian chỉ có xương rồng ba cạnh và xương rồng bẹ là có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, điều trị các bệnh về xương khớp.

Bên cạnh đó, cả hai loại xương rồng này đều có tác dung hút máu bầm, hỗ trợ lưu thông, tuần hoàn máu. Vì vậy sử dụng cây xương rồng chữa thoái hóa là có cơ sở và đáng tin.

Để chữa thoái hóa cột sống bằng dân gian hay cụ thể là bằng cây xương rồng, bạn đọc cần tiến hành các bước sau:

Bước 1: Chọn cây xương rồng có lá non, bánh tẻ, cạo bỏ gai.

Bước 2: Rửa sạch xương rồng và giã nát.

Bước 3: Sao nóng phần bã và cho vào mảnh vải sạch.

Bước 4: Chườm xương rồng vừa sao lên phần cột sống bị đau nhức.

Tuy nhiên trong quá trình sơ chế cần lưu ý, không để nhựa xương rồng dây vào mắt dễ dẫn tới mù lòa và khi chườm, nhiệt độ cần vừa đủ, tránh gây bỏng da.

4. Chữa thoái hóa cột sống bằng lá lốt

Lá lốt ngoài là một món ăn ngon, bổ dưỡng thì đây còn là một vị thuốc tuyệt vời trong chữa bệnh thoái hóa cột sống.

Trong đông y, lá lốt được biết đến là thuốc có tính ấm, thơm, vị cay, có công dụng ôn trung tán hàn, hạ khí và chỉ thông. Vì vậy khi bị lạnh tay chân, đau nhức xương, thoái hóa đốt sống cổ, đau răng…. thì lá lốt thường được sử dụng để cải thiện tình trạng cho người bệnh.

Khi sử dụng lá lốt trong việc chữa thoái hóa cột sống bằng dân gian, có hai cách làm cho bạn tham khảo đó là:

Cách 1: Lấy khoảng 20 – 30 lá lốt tươi, sau đó rửa sạch. Bạn tiếp tục cho lá vào ấm đun với khoảng 500ml, đun sôi trong khoảng 10 phút. Sau đó, bạn có thể uống nước lá lốt đun 2 – 3 lần mỗi ngày.

Cách 2: Với bài thuốc thứ 2 này bạn cần có 20 lá lốt tươi, 1 ít ngải cứu. Bạn tiến hành rửa sạch hai loại rau trên, cho vào ấm sạch và đun cùng với khoảng 300ml giấm. Khi nước sôi bạn cho nhỏ lửa, đun thêm khoảng 15 phút trên lửa nhỏ. Để nguội, trực tiếp dùng nước đun được xoa bóp lên vùng thoái hóa và cột sống bị đau nhức.

Với hai bài thuốc chữa thoái hóa cột sống bằng lá lốt đơn giản trên đây bạn sẽ thấy hiệu quả nhanh chóng, các cơn đau sẽ được đẩy lùi, mang tới cho bạn sự thoải mái và giảm bớt sự mệt mỏi.

5. Chữa thoái hóa cột sống bằng lá ngải cứu

Ngải cứu là vị thuốc đông y quen thuộc, được ứng dụng để làm nhiều bài thuốc chữa bệnh. Điển hình nhất là sử dụng ngải cứu để giúp lưu thông khí huyết, làm ấm cơ thể.

Đông Y mô tả rằng ngải cứu là loại cây có vị đắng, cay nhẹ, tính ôn. Ngải cứu có tác dụng điều hòa khí huyết, chỉ thống, ôn kinh, lành tính đối với sức khỏe của con người. Vì vậy trong đời sống hàng ngày, ngải cứu được sử dụng trong nhiều món ăn để mang tới sự bổ dưỡng và tăng cường sức khỏe cho con người.

Ngoài các tác dụng chính mà nhiều người biết tới, ngải cứu còn có công dụng đặc biệt khác đó là hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống. Đây là một trong những cách chữa thoái hóa cột sống bằng dân gian được lưu truyền và có công dụng hiệu quả.

Khi sử dụng ngải cứu để chữa thoái hóa, bạn có thể tham khảo một số bài thuốc dưới đây:

Bài 1: Ngải cứu + vỏ chanh + vỏ bưởi

Bạn cần có: Vỏ bưởi (2 quả), 1 cân chanh phơi khô, 200g ngải cứu, 200g đường và 1,5 lít rượu trắng. Bạn đem trộn đều vỏ bưởi, chanh phơi khô và ngải cứu đem sao đều trên chảo nóng. Sau đó bạn để nguội, cho vào lọ ngâm cùng với đường phèn, rượu. Sau khoảng 1 tháng là bạn có thể lấy ra và sử dụng. Mỗi ngày nên uống 1 ly nhỏ để giúp lưu thông khí huyết, tăng sự dẻo dai cho xương khớp.

Bài 2: ngải cứu + giấm gạo + muối hạt

Ngải cứu, giấm gạo và muối hạt đều là những nguyên liệu dễ kiếm, mang tới hiệu quả cao trong việc giảm các cơn đau vùng cột sống.

Bạn cần chuẩn bị: 0,5 kg muối hạt to,200ml giấm gạo và khoảng 200g ngải cứu tươi và một miếng vải sạch.

Đầu tiên bạn lấy ngải cứu rửa sạch, để ráo nước và giã nát, đem sao nóng cùng với muối hạt đến khi muối chuyển sang màu vàng nhạt thì để nguội bớt.

Lấy hỗn hợp muối, ngải cứu cho vào miếng vải sạch, nhúng vào bát giấm gạo đã đun nóng và chườm trực tiếp lên vùng cột sống bị đau.

Kiên trì thực hiện mỗi ngày 3 lần trong vòng 1 – 2 tháng bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả rõ rệt.

Tuy nhiên muối giữ nhiệt được lâu nên bạn cần chú ý về độ nóng để tránh làm tổn thương vùng da cột sống khi chườm.

Những lưu ý khi dùng các bài thuốc dân gian trị thoái hóa cột sống

Mặc dù được đánh giá là khá an toàn, lành tính nhưng khi sử dụng các bài thuốc dân gian, bạn cũng nên lưu ý đến một số vấn đề sau:

– Vì hàm lượng dược tính có trong các vị thuốc nam thường rất ít nên chúng chỉ có thể làm thuyên giảm các triệu chứng chứ không thể chữa bệnh dứt điểm. Chính vì vậy, nếu như bạn quá phụ thuộc vào cách chữa này, bệnh không những không tiến triển mà còn nặng hơn. Nếu như dùng thuốc một thời gian mà không thấy bệnh có chút tiến triển, tốt nhất là bạn nên dừng lại và áp dụng các phương pháp điều trị chuyên khoa.

– Không được tự ý dùng phối hợp song song giữa thuốc Tây và thuốc nam bởi cơ thể có thể gặp phải những biến chứng không mong muốn.

– Người bệnh cần bổ sung chế độ dinh dưỡng cần thiết bằng việc tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu canxi và vitamin.

– Cân bằng và điều chỉnh thời gian làm việc và nghỉ ngơi, kết hợp tập luyện các bài tập thể dục thể thao để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

– Những đối tượng sau nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ khi dùng thuốc nam chữa thoái hóa cột sống: Phụ nữ đang mang thai và cho con bú, người bị tiểu đường, huyết áp cao.

– Không phủ nhận sự lành tính và tiết kiệm chi phí của những bài thuốc dân gian kể trên, nhưng trên thực tế thì hiệu quả của chúng không thực sự cao và thường cho tác dụng rất chậm. Thông thường những bài thuốc phối hợp đưa lại nhiều hiệu quả đáng khích lệ hơn.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *