Những cách trị bệnh giời leo dân gian thường sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như cây xấu hổ, lá sung hay tỏi để khắc phục các triệu chứng bệnh. Theo Đông y, xà đan-giời leo chủ yếu do thấp nhiệt hỏa độc xâm phạm vào cơ thể, khiến cho kinh can bị hỏa độc thiêu đốt, kinh tỳ bị thấp nhiệt ứ đọng; thấp nhiệt hỏa độc uất kết lại bên trong cơ thể, hun đốt bì phu da thịt mà thành bệnh. Chúng rất dễ sử dụng và lành tính với da nhưng khi áp dụng cần lưu ý một số bài thuốc trị giời leo dưới đây để đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả tối ưu.
Cách chữa bệnh giời leo tại nhà bằng mẹo dân gian
1. Cách chữa bệnh giời leo tại nhà bằng củ tỏi
Củ tỏi giàu hoạt chất tiêu viêm, kháng khuẩn, nhất là allicin. Nhờ đó, loại gia vị tuyệt vời này có thể cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa tái phát và tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 3 – 4 tép tỏi, lột vỏ, rửa sạch và cắt mỏng hoặc xay nhuyễn
- Vệ sinh vùng da cần điều trị thật sạch sẽ
- Đắp tỏi lên vị trí tổn thương trong vòng 15 phút
- Rửa lại bằng nước sạch
- Áp dụng 1 lần/ngày
2. Cách chữa bệnh giời leo tại nhà bằng mật ong
Không chỉ là một loại thực phẩm giàu dưỡng chất, mật ong nguyên chất còn là vị thuốc dân gian đa công dụng, được người Việt vô cùng yêu thích. Mật ong có khả năng củng cố hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng và phòng tránh virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây hại.
Mật ong nguyên chất là vị thuốc dân gian đa công dụng, được người Việt vô cùng yêu thích.
Bên cạnh đó, nguồn chất chống oxy hóa và vitamin A, C, E dồi dào từ mật ong nguyên chất cũng giúp xoa dịu làn da, hạn chế kích ứng, đẩy lùi những cơn ngứa rát và hỗ trợ hồi phục vết thương.
Dùng mật ong nguyên chất
- Vệ sinh vùng da cần điều trị thật sạch sẽ
- Bôi một lớp mật ong nguyên chất mỏng lên vị trí tổn thương trong vòng 20 phút
- Tiến hành 2 lần/ngày vào hai buổi sáng – tối
Kết hợp nghệ tươi và mật ong
- Chuẩn bị một nhánh nghệ tươi, nước cốt chanh và mật ong nguyên chất
- Giã nhuyễn nghệ tươi, cho thêm một chút nước cốt chanh
- Trộn đều nghệ tươi với mật ong nguyên chất theo tỷ lệ 1:1
- Vệ sinh vùng da cần điều trị thật sạch sẽ
- Nhẹ nhàng thoa hỗn hợp lên da và giữ nguyên 20 phút
- Rửa lại vùng da bằng nước sạch
- Thực hiện 2 lần/ngày
3. Cách chữa bệnh giời leo tại nhà bằng các loại tinh dầu
Các loại tinh dầu chứa hàm lượng hoạt chất cao, rất an toàn và lành tính. Ví dụ, với thành phần cineol dồi dào, tinh dầu khuynh diệp có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, tiêu diệt virus và chặn đứng sự tấn công của những tác nhân gây bệnh.
Tinh dầu hoa cúc giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào, khôi phục chức năng của các vị trí tổn thương cũng như khắc phục những cơn ngứa rát.
Trong khi đó, tinh dầu ô liu giàu vitamin, khoáng chất cùng nhiều chất chống oxy hóa. Vì vậy, đây là nguyên liệu làm dịu – giữ ẩm – sát khuẩn làn da và ngăn ngừa viêm nhiễm vô cùng nổi tiếng. Tinh dầu hoa cúc giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào, khôi phục chức năng của các vị trí tổn thương cũng như khắc phục những cơn ngứa rát.
Cách thực hiện
- Pha loãng vài giọt tinh dầu trong một chút dầu nền (chẳng hạn dầu dừa)
- Vệ sinh vùng da cần điều trị thật sạch sẽ
- Thấm ướt dung dịch trên bằng một miếng bông gòn
- Nhẹ nhàng thoa bông gòn lên da và giữ nguyên 20 phút
- Rửa lại vùng da bằng nước sạch
- Áp dụng 2 – 3 lần/ngày
4. Cách chữa bệnh giời leo tại nhà bằng cây xấu hổ
Với đặc tính kháng viêm, tiêu độc, cây xấu hổ có công dụng hút mủ và se khô sang thương. Đặc biệt, hoạt chất alcaloid từ loài thảo mộc này có thể gây tê nhẹ ở khu vực cần điều trị, từ đó đẩy lùi cảm giác đau rát trên bề mặt da.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị một lượng lớn lá xấu hổ tươi
- Rửa sạch toàn bộ dược liệu trong nước muối pha loãng
- Giã nhuyễn vị thuốc
- Vệ sinh vùng da cần điều trị thật sạch sẽ
- Nhẹ nhàng đắp thuốc lên da, cố định bằng băng gạc và giữ nguyên khoảng 30 phút
- Rửa lại vùng da bằng nước sạch
- Áp dụng 3 – 4 lần/ngày
5. Cách chữa bệnh giời leo tại nhà bằng lá sung
Lá sung có công dụng sát khuẩn, giảm đau, làm lành vết thương, rất thích hợp để chữa bệnh giời leo.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 7 – 10 lá sung (bạn có thể linh hoạt gia giảm số lượng tùy theo diện tích vùng da tổn thương)
- Rửa sạch lá sung trong nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
- Giã nhuyễn nguyên liệu
- Cho 1 muỗng cà phê giấm nuôi vào phần lá sung vừa giã
- Lọc lấy tinh chất, bỏ bã
- Vệ sinh vùng da cần điều trị thật sạch sẽ
- Nhẹ nhàng bôi dung dịch lên vị trí tổn thương và giữ nguyên trong vòng 30 phút
- Rửa lại vùng da bằng nước sạch
6. Cách chữa bệnh giời leo tại nhà bằng đậu xanh
Đậu xanh giúp tiêu thử trừ phiền, phòng chống lở loét – viêm nhiễm và bồi bổ cơ thể. Đây là một vị thuốc dân gian chữa bệnh giời leo phổ biến và quen thuộc. Hỗn hợp đậu xanh và nước gạo có thể giảm sưng, tiêu độc, giải nhiệt và thúc đẩy quá trình hồi phục tổn thương.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị một lượng đậu xanh vừa đủ
- Rửa sạch đậu xanh, vớt ra để ráo
- Xay nhuyễn đậu xanh
- Thêm vào một ít nước gạo
- Trộn đều cho đến khi tạo thành một hỗn hợp sệt mịn
- Vệ sinh vùng da cần điều trị thật sạch sẽ
- Nhẹ nhàng đắp hỗn hợp lên vùng da tổn thương và giữ nguyên khoảng 15 – 20 phút
- Rửa lại vùng da bằng nước sạch
7. Cách chữa bệnh giời leo tại nhà bằng rau sam
Rau sam có khả năng giảm đau, chống rát, trung hòa nồng độ pH dưới da và rút ngắn thời gian chữa lành tổn thương.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị một nắm rau sam tươi (bạn có thể linh hoạt gia giảm số lượng tùy theo diện tích vùng da tổn thương)
- Rửa sạch và giã nhuyễn thảo dược
- Vệ sinh vùng da cần điều trị thật sạch sẽ
- Nhẹ nhàng đắp vị thuốc lên vùng da tổn thương và giữ nguyên 2 tiếng
- Rửa lại vùng da bằng nước sạch
- Thực hiện 2 – 3 lần/ngày
Một số lưu ý khi chữa bệnh giời leo tại nhà
Khi áp dụng các mẹo dân gian trên, bệnh nhân cần thực sự kiên trì và cẩn trọng. Hiệu quả cùng thời gian điều trị ở mỗi người rất khác nhau. Hơn nữa, cách chữa bệnh này chỉ phù hợp với những người bị viêm nhẹ, khi mụn nước chưa vỡ ra.
Đặc biệt, trong quá trình kiểm soát và đẩy lùi bệnh lý, bạn cần:
- Đảm bảo vùng da tổn thương luôn khô thoáng, sạch sẽ
- Không đụng chạm, cọ xát hoặc gãi ngứa vị trí sưng viêm
- Bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể
- Tăng cường dung nạp nhóm thực phẩm giàu vitamin, lysine và kẽm
- Kiêng cữ đồ ngọt, thức ăn cay nóng, chiên xào, giàu dầu mỡ, rượu bia, thuốc lá, trà đặc, nước ngọt, cà phê…
- Hạn chế đến nơi đông người
- Tránh tiếp xúc gần hoặc dùng chung đồ đạc với người lành