Ho là tình trạng mọi người rất dễ gặp phải. Húng chanh, quả quất, gừng, mật ong, tỏi và hẹ là những thảo dược có thể trị bệnh ho. Thay vì áp dụng cách trị ho bằng thuốc Tây, khi bị ho mọi người thường có xu hướng tìm đến các bài thuốc dân gian. Vậy có những cách chữa ho nào tại nhà hiệu quả?
1. Quả tắc (quất) chưng đường phèn
Nguyên liệu chính là quả tắc chín. Cách chế biến đơn giản, chỉ cần bổ đôi quả tắc, tách hạt rồi cho vào chén cùng đường phèn. Có thể hấp trong nồi cơm (ngay khi cơm cạn nước) hoặc hấp cách thủy. Sau khi hấp chín, lấy nước cho trẻ uống. Với trẻ em, phụ huynh dùng 2 – 4 quả tắc là có thể dùng cho 3 lần uống trong một ngày. Với người lớn, người bệnh có thể ăn luôn cả quả tắc sau khi chưng.
Tinh dầu trong quả tắc sẽ kích thích hệ hô hấp, giúp long đờm và tống đờm ra ngoài. Vitamin C trong quả này còn giúp cơ thể tăng sức đề kháng và chống cảm cúm.
2. Húng chanh (Tần dày lá)
Lấy vài lá vừa đủ dùng, rửa sạch, giã nát, sau đó chế khoảng 10 ml nước sôi vào. Chờ khoảng 10 phút cho nước hòa với lá húng chanh rồi vắt lấy nước. Ngày uống hai lần. Do húng chanh có vị đắng nên có thể pha thêm tí muối hoặc tí đường phèn để dễ uống.
Tinh dầu trong húng chanh có tác dụng ức chế một số vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp. Bài thuốc này có thể uống kéo dài.
3. Hoa hồng bạch (hoa hồng trắng)
Đây là loại hoa có chứa nhiều vitamin, đường, tinh dầu giúp trị họ cho trẻ rất hiệu quả. Dùng khoảng 4 g cánh hoa hồng trộn với đường phèn cho vào chén hấp trong nồi cơm hoặc chưng cách thủy cho hoa hồng ra nước rồi uống.
Cách thứ hai: Lấy cánh hoa hồng còn tươi, một quả tắc chín, 1/2 thìa đường hoặc mật ong. Cho tất cả vào chén và hấp cách thủy lấy nước uống. Có thể uống 4 lần trong ngày.
4. Cách trị ho bằng nước muối
Nước muối mang tính sát khuẩn rất tốt. Khi sử dụng nước muối súc miệng hằng ngày sẽ giúp làm sạch khoang miệng một cách hiệu quả. Đồng thời, khi sát khuẩn khoang miệng có thể giúp làm sạch cổ họng và long đờm.
Bạn nên súc miệng bằng nước muối hằng ngày sau khi thức dậy.
5. Cách trị ho bằng gừng và đường phèn
Một trong những cách chữa ho ngứa cổ hiệu quả chính là kết hợp giữa gừng và đường phèn với nhau. Gừng bạn nên rửa sạch và thái lát thật mỏng. Để chung đường và gừng và một bát nhỏ xong chưng cách thủy trong khoảng 30 phút.
Sau khi áp dụng gừng và đường phèn hòa tan vào với nhau. Bạn có thể lấy ra để nguội và ngậm. Với cách trị ho này, mỗi ngày nên ngậm gừng và đường phèn khoảng 2 đến 3 lần để có thể đạt được hiệu quả trị bệnh tốt nhất.
6. Sử dụng trà hoa cúc
Hoa cúc không chỉ là một loại hoa làm đẹp cho đời mà còn được sử dụng để làm trà điều trị bệnh hiệu quả. Trà hoa cúc vừa giúp thư giãn tâm hồn, đầu óc vừa có thể trị ho dứt điểm.
Bạn có thể kết hợp hoa cúc cùng lá húng chanh, đường phèn và hoa đu đủ đực bỏ vào bát nhỏ và hấp cách thủy. Sau đó giã nát phần bã và hòa chung với nước. Lọc lấy phần nước uống ngày 3 lần. Bạn sẽ thấy hiệu quả tuyệt vời của cách trị ho này sau một thời gian ngắn sử dụng.
7. Chữa ho tại nhà với cam thảo
Cam thảo là một vị thuốc quen thuộc trong các bài thuốc Đông y. Cam thảo có vị ngọt thanh, tính mát. Mọi người thường áp dụng cách trị ho bằng cam thảo khi gặp phải những cơn ho lâu ngày.
Bạn cần sử dụng một ít cam thảo. Đem đi rửa sạch và nấu cùng nửa lít nước. Sau khi nước sôi khoảng 20 phút là có thể uống được. Áp dụng cách chữa ho bằng nước cam thảo hàng ngày sẽ giúp thanh nhiệt cơ thể. Đồng thời giảm ho hiệu quả nhanh chóng.
Những phương pháp trị ho tại nhà này rất dễ thực hiện. Tuy nhiên, bạn cần có sự kiên trì. Đi cùng với đó là chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh.