Hiện nay có rất nhiều cách chữa bệnh á sừng đang được người bệnh áp dụng. Có rất nhiều cách chữa á sừng bằng bài thuốc dân gian, không chỉ giúp hỗ trợ kiểm soát tốt hơn triệu chứng của bệnh mà còn tiết kiệm được chi phí điều trị. Tuy nhiên, cách chữa này còn tồn tại một số nhược điểm nhất định. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi áp dụng, người bệnh nên tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Có nên trị á sừng bằng bài thuốc dân gian
Bệnh á sừng là một thuật ngữ dùng để chỉ chung các tình trạng da khô ráp, bong tróc do quá trình sừng hóa không hoàn chỉnh, các tế bào hóa sừng vẫn còn nhân. Bệnh tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng gây ra không ít phiền toái trong cuộc sống và sinh hoạt. Bệnh cũng làm mất thẩm mỹ khiến người mắc phải mất tự tin trong giao tiếp.
Để chữa á sừng, ngoài các biện pháp dùng thuốc chính thống, dân gian còn lưu truyền nhiều bài thuốc dân gian sử dụng thảo dược tự nhiên, dễ kiếm. Các bài thuốc này có chi phí thấp, cách dùng đơn giản nên phù hợp với khá nhiều đối tượng bệnh nhân. Nhất là những người không có nhiều điều kiện kinh tế để chữa bệnh lâu dài.
Mặc dù có nhiều ưu điểm, tuy nhiên phương pháp điều trị này chỉ có tác dụng hỗ trợ và đáp ứng với trường hợp bệnh nhẹ. Đồng thời, trong quá trình điều trị, người bệnh cần kiên trì áp dụng trong thời gian kéo dài mới có thể nhận được kết quả tốt. Với những trường hợp bệnh nặng, có nhiễm trùng hoặc vết thương lan tỏa, người bệnh không nên áp dụng mà cần tìm đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị thích hợp.
Cách chữa bệnh á sừng bằng bài thuốc dân gian từ lá trầu không
Trầu không là một loại thảo dược vị cay nồng, tính ấm, khá lành tính thường được sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh ngoài da. Tinh dầu và một số hoạt chất trong lá trầu không như acid amin, vitamin, tanin, allylcatechol, methyl eugenol, eugenol, carvacrol, chavicol, caryophyllene… có tác dụng giải độc, kháng viêm và giảm đau rất tốt. Nhờ vậy, trầu không được dùng khá phổ biến trong điều trị á sừng, vảy nến…
Dùng lá trầu không đúng cách sẽ giúp loại bỏ tốt hơn lớp tế bào sừng chết, giảm ngứa ngáy và bong tróc da. Đồng thời tăng cường hàng rào bảo vệ da và ngăn tình trạng viêm nhiễm trên vùng da đang bị tổn thương do vi khuẩn thừa cơ xâm nhập.
Để chữa bệnh á sừng người ta thường sử dụng 2 cách:
Cách 1: Ngâm rửa với lá trầu không
- Lấy khoảng 5 – 7 lá trầu không tươi đem rửa sạch với nước muối loãng rồi dùng tay vò nát.
- Thả lá trầu không vào nồi chứa 2,5 lít nước đang đun sôi và đun thêm khoảng 5 phút trên lửa nhỏ.
- Đổ nước ra thau chờ nguội bớt hoặc pha thêm nước lạnh vào để hạ nhiệt độ nước đun về khoảng 65 – 75 độ C.
- Dùng nước này ngâm rửa vùng da bị á sừng sẽ giúp cải thiện triệu chứng khá hiệu quả.
Cách 2: Đắp lá trầu không
Với phương pháp này, người bệnh cũng chỉ cần chuẩn chị 1 nắm lá trầu không, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng rồi để ráo. Giã nát lá trầu không với 1 vài hạt muối biển rồi tiến hành đắp lên vùng da bị tổn thương. Để khoảng 1 giờ rồi rửa sạch với nước. Trước khi đắp bạn cần vệ sinh sạch sẽ vùng da cần điều trị.
Cách chữa bệnh á sừng bằng lá lốt
Dùng lá lốt cũng là một cách chữa bệnh á sừng bằng bài thuốc dân gian khá hiệu quả. Trong lá lốt chứa một lượng đáng kể kháng sinh tự nhiên có thể hỗ trợ cải thiện tốt các triệu chứng bệnh á sừng gây ra. Ngoài ra, một số tài liệu YHCT cũng coi lá lốt là một dược liệu quý với công dụng kháng khuẩn, giảm đau và chống viêm.
Có thể sử dụng lá lốt theo 2 cách dưới đây để chữa bệnh á sừng:
Cách 1:
- Chuẩn bị khoảng 10 lá lá lốt tươi
- Rửa lá nước cho sạch rồi để ráo.
- Đem giã nát lá lốt sau đó đắp lên vùng da bị á sừng. Giữ nguyên trên da trong thời gian khoảng 30 phút.
- Rửa lại với nước để làm sạch da.
Cách 2:
- Dùng khoảng 50g lá lốt tươi đem đi rửa sạch rồi cho vào ấm
- Đun sôi lá lốt cùng 2 lít nước trong 5 phút. Thêm vào vài hạt muối biển khuấy tan
- Đổ nước ra thau,pha thêm 1 ít nước lạnh hoặc chờ cho hơi ấm rồi tiến hành ngâm rửa vùng da bị bệnh.
- Có thể dùng bã lá lốt nhẹ nhàng chà lên vùng da bị bong tróc để tăng hiệu quả chữa bệnh.