Viêm khớp không còn là căn bệnh xa lạ đối với nhiều người. Bệnh viêm khớp ảnh hưởng nhiều đến quá trình làm việc, lao động của người bệnh nếu để viêm khớp nặng thêm mà không có quá trình điều trị hợp lý thì sẽ dễ dẫn đến biến chứng. Tuy nhiên để đạt hiệu quả tối đa, người bệnh cần áp dụng 7 bài thuốc trị đau khớp gối thông dụng đúng cách, đồng thời kiên trì thực hiện trong thời gian dài.

1. Bài thuốc trị đau khớp gối, giảm viêm sưng bằng gừng tươi

Gừng có tính nóng, có khả năng cải thiện căng cơ, thư giãn khớp xương, làm ấm cơ thể và cải thiện quá trình lưu thông máu. Từ đó giúp giảm tổn thương, xương khớp mau chóng phục hồi.

Ngoài ra zingibain, prostaglandin cùng nhiều hoạt chất khác trong gừng có khả năng giảm viêm, loại bỏ độc tố, giảm đau nhức và giảm sưng khớp hiệu quả. Vì thế khi bị đau đầu gối, người bệnh có thể sử dụng rượu gừng hoặc bài thuốc đắp từ gừng.

Bài thuốc 1: Xoa bóp bằng rượu gừng giúp giảm đau ở đầu gối

Nguyên liệu:

  • Gừng tươi
  • Rượu trắng.
Rượu gừng: Cách chế biến và 8 tác dụng đối với sức khỏe và làm đẹp

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch, thái mỏng và giã nát gừng
  • Đựng gừng trong bình thủy tinh có nắp đậy
  • Rót rượu đến khi ngập phần gừng
  • Đậy kín nắp bình và bảo quản trong 1 tháng
  • Khi dùng, lấy một ít bông gòn thấm vào rượu gừng, sau đó thoa lên đầu gối
  • Dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng trong 10 phút
  • Thực hiện 2 lần/ ngày cho đến khi cơn đau cải thiện.

Bài thuốc 2: Dùng gừng làm thuốc đắp cải thiện đau nhức khớp gối

Nguyên liệu:

  • 200 gram gừng tươi.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch gừng, sau đó thái mỏng hoặc giã nát
  • Cho gừng vào chảo và xào nóng
  • Đựng gừng trong túi vải
  • Khi gừng nguội bớt thì áp túi vải lên đầu gối. Thực hiện trong 15 phút
  • Mỗi ngày thực hiện 1 lần.

2. Bài thuốc chống viêm, giảm sưng và đẩy lùi đau nhức khớp gối bằng nha đam

Theo kết quả nghiên cứu, những thành phần được tìm thấy trong cây nha đam (vitamin, axit amin, chất sắt, kẽm, mangan, natri, kali, canxi, phốt pho, kẽm, đồng…) đều là những chất tốt cho xương khớp và sức khỏe tổng thể. Cụ thể chúng có khả năng nâng cao sức đề kháng, cải thiện sức khỏe tổng thể, chống viêm, giảm sưng và đẩy lùi đau nhức xương khớp.

Ngoài ra hàm lượng sắt, kẽm, mangan, kali, canxi, phốt pho trong nha đam đều là những chất tham gia vào quá trình ổn định chức năng và tái tạo xương khớp, đẩy lùi cơn đau và đẩy nhanh tốc độ chữa lành tổn thương ở khớp gối.

Một số hoạt chất khác trong nha đam hoạt động như các chất bôi trơn, giúp ngăn ngừa tình trạng khô khớp, cứng khớp. Đồng thời tăng độ linh hoạt, giúp bệnh nhân dễ dàng hơn trong các hoạt động sinh hoạt.

Bài thuốc 1: Uống nước ép nha đam giảm đau và cứng khớp gối

Nguyên liệu:

  • 3 nhánh nha đam tươi
  • Đường phèn với lượng vừa đủ.

Cách thực hiện:

  • Gọt bỏ vỏ ngoài của nha đam, lấy phần thịt
  • Thái thịt nha đam thành hạt lựu
  • Nấu nha đam cùng với 1,5 lít nước
  • Sau 15 phút, thêm đường phèn, khuấy đều
  • Tắt bếp, đợi đến khi nước nha đam nguội hẳn thì bảo quản trong tủ lạnh và dùng để uống mỗi ngày.

Bài thuốc 2: Dùng gel nha đam thư giãn và giảm đau khớp gối

Chuẩn bị:

  • Gel nha đam.

Cách thực hiện:

  • Thoa một lượng vừa đủ gel nha đam lên khớp gối
  • Dùng tay xoa đều và nhẹ nhàng massage khớp gối theo chiều kim đồng hồ
  • Mỗi ngày thực hiện 2 lần, mỗi lần khoảng 10 đến 15 phút để giảm đau.

3. Bài thuốc trị đau nhức, giảm sưng viêm khớp gối bằng lá ngải cứu

Ngải cứu có tác dụng giảm sưng, đau, tê bì và cải thiện tình trạng cứng khớp. Ngoài ra các hoạt chất trong loại thảo dược này còn có tác dụng thư giãn thành mạch, cung cấp máu và chất dinh dưỡng đến khớp sưng viêm. Từ đó giúp giảm viêm, chữa lành tổn thương và đẩy lùi nguyên nhân gây đau khớp gối.

Bên cạnh đó, khi sao nóng và chườm lên khu vực bị tổn thương, ngải cứu giúp thư giãn xương khớp, cải thiện chức năng và tăng cường độ linh hoạt cho khớp gối. Đồng thời giúp giảm sưng, đau và cải thiện chức năng vận động.

Bài thuốc 1: Chườm nóng ngải cứu với lá lốt chữa nhức mỏi khớp gối, giảm cứng khớp

Nguyên liệu:

  • Một nắm ngải cứu
  • Một nắm lá lốt
  • Một nắm muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Mang ngải cứu và lá lốt rửa sạch, để ráo nước và cho vào chảo
  • Thực hiện sao nóng ngải cứu, lá lốt cùng với muối hạt
  • Khi các nguyên liệu chuyển sang màu vàng thì tắt bếp và để nguội bớt
  • Đựng nguyên liệu trong túi vải mỏng
  • Đặt túi vải lên đầu gối. Đợi túi vải nguội thì sao lại nguyên liệu và chườm thêm
  • Nên chườm nóng với ngải cứu, lá lốt và muối hạt 2 lần/ ngày.

Bài thuốc 2: Uống nước lá ngải cứu giảm viêm và đau ở khớp gối

Nguyên liệu:

  • Một bó lá ngải cứu.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá ngải cứu và sắc thảo dược trong 500ml nước
  • Tắt bếp và chắt lấy 200ml nước thuốc
  • Chia nước thuốc thành 2 lần uống, uống hết thuốc trong ngày và nên uống trước khi ăn
  • Dùng 1 thang thuốc mỗi ngày.

4. Bài thuốc giảm viêm và cải thiện đau khớp gối bằng lá lốt

Người bệnh có thể sử dụng lá lốt khi bị đau đầu gối do viêm khớp, thoái hóa khớp gối, bệnh gout hoặc chấn thương. Những thành phần trong loại thảo dược này (flavonoid, piperine, alkaloid) đã được chứng minh là có khả năng xoa dịu cơn đau, ức chế phản ứng viêm, làm chậm quá trình lão hóa và bảo vệ mô sụn.

Theo Y học cổ truyền, lá lốt có tính ấm, vị cay. Loại thảo dược này có tác dụng tiêu thũng, chỉ thống, giảm viêm, xoa dịu tình trạng sưng đỏ và cứng khớp khiến bệnh nhân khó đi lại.

Bài thuốc 1: Xoa bóp với rượu lá lốt giảm đau nhức khớp gối hiệu quả

Nguyên liệu:

  • Lá lốt tươi
  • Rượu trắng.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và cắt lá lốt thành từng khúc
  • Cho lá lốt vào bình thủy tinh có nắp đậy
  • Rót rượu đến khi ngập phần nguyên liệu
  • Đậy kín nắp bình và bảo quản trong 30 ngày
  • Khi dùng, lấy một ít bông gòn thấm vào rượu lá lốt, sau đó thoa lên đầu gối
  • Dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng, nên thực hiện bước này trong 10 phút
  • Thực hiện 2 lần/ ngày, duy trì trong 20 ngày.

Bài thuốc 2: Chườm nóng lá lốt và muối cải thiện đau khớp

Nguyên liệu:

  • 100 gram lá lốt
  • 1 chén muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Mang lá lốt rửa sạch, để ráo nước và cho vào chảo
  • Thực hiện sao nóng lá lốt cùng với muối hạt
  • Đợi đến khi lá lốt và muối chuyển sang màu vàng thì tắt bếp và để nguội bớt
  • Cho hết nguyên liệu vào một túi vải mỏng
  • Đặt túi vải lên đầu gối đang sưng đau
  • Nếu túi vải nguội thì sao lại nguyên liệu và chườm thêm một lần nữa
  • Kiên trì chườm nóng với lá lốt và muối hạt 2 lần/ ngày để sớm cải thiện tình trạng.

5. Ngải cứu trắng nướng nóng

Lấy lá ngải cứu trắng rửa sạch, cho lẫn muối vào rồi đổ nước nóng lên, sau đó đắp vào khớp. Khi khớp bị sưng, đắp ngải cứu muối ấm sẽ làm cơn đau giảm đi, khớp bớt sưng hơn. Còn với người có nguy cơ cao bị đau khớp (người lớn tuổi, người béo phì…) có thể dùng bài thuốc này chườm lên khớp hằng ngày sẽ có tác dụng phòng bệnh.

6. Dùng cỏ trinh nữ chữa thấp khớp, đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay tê bại

Rễ trinh nữ đã thái mỏng, tẩm rượu, sao cho thơm (20-30g) sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Nếu dược liệu nhiều có thể nấu thành cao lỏng, rồi pha rượu để dùng dần.

Các loại cây thuốc nam chữa bệnh xương khớp có tác dụng giảm đau lành tính, an toàn nhưng không thể trị tận gốc bệnh đặc biệt là với các bệnh đau lưng do thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, phong thấp… Do đó, nếu tình trạng đau nhức kéo dài người bệnh nên nhanh chóng thăm khám để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.

Những điều cần lưu ý khi áp dụng bài thuốc trị đau khớp gối

  • Trước khi điều trị đau nhức khớp gối bằng thảo dược, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời xác định nguyên nhân gây đau và mức độ nghiêm trọng.
  • Do có thành phần là thảo dược dân gian nên các bài thuốc trị đau khớp gối tương đối lành tính, thường không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên những bài thuốc này chỉ phù hợp với những bệnh nhân có biểu hiện đau nhức nhẹ, đau khớp gối không do gãy xương, thoái hóa nặng và chấn thương xương khớp. Đối với những trường hợp nặng, nguyên nhân gây đau khớp là các bệnh lý nghiêm trọng, người bệnh nên thăm khám và tiến hành điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Tùy thuộc vào tình trạng, nguyên nhân gây đau và khả năng đáp ứng của từng đối tượng, những bài thuốc trị đau khớp gối bằng thảo dược có thể mang đến hiệu quả điều trị không giống nhau ở mỗi người. Mặt khác, do có nguyên liệu là các thảo dược nên bài thuốc thường mang đến hiệu quả điều trị chậm, cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài.
  • Thực hiện bài thuốc đúng cách, kết hợp chế độ luyện tập và ăn uống lành mạnh để sớm khắc phục tình trạng.
    Nên sử dụng ấm đun bằng gốm hoặc đất nung để đảm bảo các hoạt tính của thuốc được giữ đầy đủ.
  • Đối với các bài thuốc ngâm, người bệnh cần đựng nguyên liệu trong bình thủy tinh để tránh lâu ngày gây biến chất.
  • Tránh sử dụng bài thuốc trị đau khớp gối cho những người có cơ địa nhạy cảm. Cụ thể: Người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú, bệnh nhân bị suy gan, suy thận.
  • Cần ngưng sử dụng bài thuốc khi có dấu hiệu dị ứng hoặc cơn đau không thuyên giảm sau 14 ngày áp dụng.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *