Tràn dịch khớp gối chỉ tình trạng dịch trong ổ khớp gia tăng một cách bất thường dẫn đến tình trạng sưng phù, đau nhức gây khó chịu cho người bệnh. Người bệnh có thể sử dụng các cây thuốc nam chữa tràn dịch khớp gối và kiểm soát các triệu chứng tại nhà. Bởi đây là phương pháp điều trị lành tính, chứa những hoạt chất có khả năng giảm sưng, viêm và điều trị đau nhức khớp gối.
1. Nghệ – Cây thuốc Nam chữa tràn dịch khớp gối dễ kiếm
Nghệ nổi tiếng với tác dụng kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên nhờ chứa nhiều curcumin. Chất này có tác dụng bảo vệ các mô khỏe mạnh ở khớp gối, giảm sưng viêm, thúc đẩy quá trình hồi phục của các chấn thương trong đầu gối, đồng thời hỗ trợ điều trị viêm khớp gối, thoái hóa khớp gối hay bệnh viêm khớp dạng thấp – những nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh tràn dịch khớp.
Dân gian thường thu hoạch củ nghệ vàng về làm thuốc chữa tràn dịch khớp gối ở dạng tươi hay tán bột uống. Dưới đây là 2 bài thuốc đơn giản nhất:
Uống sữa nghệ:
- Chuẩn bị 1 thìa bột nghệ (hoặc tinh bột nghệ vàng), 1 ly sữa ấm
- Bỏ bột nghệ vào trong ly sữa rồi dùng thìa khuấy đều cho đến khi cả hai nguyên liệu hòa quyện với nhau.
- Uống từ từ cho hết
- Sử dụng mỗi ngày đều đặn 1 – 2 ly sữa nghệ vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ 60 phút để các triệu chứng bệnh tràn dịch khớp gối nhanh thuyên giảm.
Bài thuốc Nam chữa tràn dịch khớp gối từ nghệ và gừng
Gừng cũng là một vị thuốc giảm đau, kháng viêm tự nhiên, an toàn cho khớp gối. Chính vì vậy mà nguyên liệu này được kết hợp chung với nghệ để làm thuốc chữa tràn dịch khớp gối, giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành tổn thương bên trong khớp.
- Chuẩn bị bột nghệ và bột gừng mỗi loại 1/2 thìa cà phê
- Pha cả hai với một cốc nước sôi, để nguội bớt và uống khi còn ấm
- Dùng mỗi ngày 1 ly đến khi bệnh khỏi hẳn. Có thể pha thêm vào hỗn hợp một ít mật ong cho dễ uống.
2. Điều trị tràn dịch khớp gối bằng thuốc Nam từ cây lá lốt
Tác dụng:
Cây lá lốt được cả y học hiện đại lẫn y học cổ truyền công nhận về giá trị dược liệu. Thảo dược này có tính ấm, giúp ôn trung, tán hàn, giảm đau, kháng viêm, đẩy lùi các dấu hiệu khó chịu do bệnh tràn dịch khớp gối gây ra.
Phân tích thành phần của lá lốt, các nhà nghiên cứu thu được beta-caryophylen, benzylaxetat và nhiều hoạt chất quý khác. Chúng hoạt động mạnh mẽ trong việc kháng viêm, diệt khuẩn, giúp giảm hiện tượng sưng phù ở khớp gối khi bị tràn dịch.
Chuẩn bị:
- 50 gram lá lốt ( dùng cả rễ, thân, lá)
- 50 gram rễ vòi voi
- 50 gram rễ bưởi bung
- 50 gram cây cỏ xước
Cách làm:
- Rửa sạch tất cả các vị thuốc đã chuẩn bị, cắt khúc ngắn. Sao vàng cho thơm
- Bỏ hết vào ấm, đổ thêm 700ml nước sắc cho cạn còn 300ml
- Uống 2 – 3 lần trong ngày cho hết. Sử dụng sau bữa ăn khoảng 60 phút để thuốc được hấp thu tốt nhất.
3. Cách điều trị tràn dịch khớp gối bằng cây trinh nữ
Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, cây trinh nữ chứa flavonoid. Chất này có tác dụng làm bền thành mạch, kích thích lưu thông máu, tăng khả năng điều trị tổn thương. Đồng thời giảm cholesterol trong máu và điều hòa các quá trình chuyển hóa.
Ngoài ra, trong cây trinh nữ còn chứa minosin, crocetin, acid amin, acid hữu cơ và các loại alcol. Những chất này có tác dụng giải độc, giảm đau, giảm căng thẳng đầu óc, chống trầm cảm và co giật.
Theo Y học cổ truyền, cây trinh nữ có vị ngọt, đắng nhẹ, tính hơi hàn, quy vào kinh phế. Loại thảo dược này thường được chỉ định trong điều trị chấn thương, viêm nhiễm, mất ngủ, suy nhược thần kinh, phong thấp tê bại, huyết áp cao, viêm gan…
Hướng dẫn cách điều trị tràn dịch khớp gối, kích thích lưu thông máu bằng cây trinh nữ:
Nguyên liệu:
- 30 gram rễ cây trinh nữ
- 20 gram bưởi bung
- 20 gram rễ cúc tần
- 10 gram rễ đinh lăng
- 10 gram cam thảo.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch rễ cây trinh nữ, bưởi bung, rễ cúc tần, rễ đinh lăng và cam thảo
- Cắt nguyên liệu thành từng đoạn nhỏ, sắc với 800ml nước lọc
- Đợi đến khi nước thuốc cô đặc lại còn một nửa thì lọc lấy nước thuốc, chia thành 3 phần và uống trong ngày
- Uống thuốc sau bữa ăn 30 phút
- Người bệnh uống 1 thang thuốc/ ngày. Cần kiên trì trong 20 ngày để sớm cải thiện các triệu chứng.
4. Cách sử dụng cây ngải cứu chữa tràn dịch khớp gối
Ngải cứu (Folium Artemisiae Argyi) còn được gọi là Ngải diệp. Đây là một loại dược liệu chuyên trị đau nhức xương khớp, viêm, tê bì và mỏi gối.
Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, những hoạt chất trong ngải cứu có tác dụng kháng viêm và chống khuẩn mạnh. Thảo dược có tác dụng làm dịu tình trạng viêm và tiêu diệt nhiều chủng vi khuẩn. Điển hình như trực khuẩn lỵ, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn bạch hầu, phó thương hàn và các loại nấm. Ngoài ra ngải cứu còn có tác dụng giảm ho, hóa đờm, cầm máu và an thần.
Theo Y học cổ truyền, ngải cứu có tính ấm, vị đắng, cay. Thảo dược này có tác dụng ấm kinh, ngừng máu, đuổi hàn thấp, an thai, lý khí huyết, ôn trung. Ngoài ra, ngải cứu chườm ấm (độc vị hoặc kết hợp vị thuốc khác) còn có tác dụng giảm đau, giảm tê bì, sưng khớp kích thích lưu thông máu và tăng khả năng chữa lành ở khớp.
Hướng dẫn cách sử dụng ngải cứu giảm đau, viêm và chữa tràn dịch khớp gối:
Cách 1: Ngải cứu kết hợp muối hạt
Nguyên liệu:
- 100 gram ngải cứu
- 20 gram muối hạt.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch ngải cứu, giã nát
- Xào nóng ngải cứu với muối hạt, trộn đều
- Dùng túi vải bọc lấy hỗn hợp và chườm lên vị trí đau
- Xào nóng và chườm thêm khi hỗn hợp nguội hẳn
- Thực hiện 30 phút/ lần, 2 – 3 lần/ ngày.
Cách 2: Kết hợp ngải cứu và giấm gạo
Nguyên liệu:
- 100 gram ngải cứu
- Giấm gạo.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch ngải cứu, để ráo nước
- Trộn đều ngải cứu với một ít giấm gạo
- Xào nóng hỗn hợp, đựng trong túi vải
- Chườm nóng và nhẹ nhàng xoa quanh khớp gối bị viêm
- Thực hiện trong 30 phút
- Chườm nóng với ngải cứu và giấm gạo 2 lần mỗi ngày để sớm cảm thiện tình trạng.
Cách 3: Uống nước ngải cứu
Nguyên liệu:
- Một bó lá ngải cứu
- 500ml nước lọc.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch ngải cứu, nên ngâm nguyên liệu trong nước muối từ 5 – 10 phút
- Đun nóng ngải cứu với 500ml nước lọc
- Sau 20 phút, lọc lấy nước thuốc uống như trà hoặc chia nước thuốc để uống 3 lần trong ngày
- Uống 1 thang thuốc mỗi ngày, liên tục trong 14 ngày.